TIỂU SỬ ANH HÙNG PHẠM HỒNG THÁI

Tiểu sử Liệt sỹ Phạm Hồng Thái


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTE2NFttgNVapIqRMOy8g3WwFJoU9CfOqXO-bS9k3cRbEqJCwLP8sO_EAckJVqQ0RCvxQtz0VAQr7WUilr4uyz8rJ3sB0eQ7SBJmK64cCW34_at0xZP8U78OmaOd5Ww9cY-B1nYQ2_Wl2N/s320/bang+liet+sy+PHT.jpg


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVJFfO8Z7L6WXwZOeHPdWlIm80vT6xQt9F0U-jpDptmoBbiGqU-hfV2Ustd7uOCzn9cfz8-D_9KrzxppKTkj3ZjUd6s0d_LPGIX5pjjPLym6i-yZsADibtM0QimWc69Ww78pQ9qsCq_8ua/s320/PhamHongThai.jpg
Phạm Hồng Thái (Bính Ngọ 1896 - Giáp Tý 1924): liệt sĩ cận đại,tên thật là Phạm Thành Tích, tự là Phạm Đài, Nho Tư; quê ở làng Do Nha, nay là xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thời trẻ ông rời quê ra học Trường Kỹ nghệ Hải Phòng, rồi làm phu mỏ ở Hòn Gai. Chính ở đây ông được tiếp xúc với các nhà cách mạng, giác ngộ và nhiệt tình yêu nước. Ông cùng một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh - thành viên của Việt Nam Quang Phục hội, vượt biên giới qua Thái Lan rồi sang Quảng Châu, Trung Quốc vào cuối năm 1918. Tại Quảng Châu, ông học tập chính trị, tích cực hoạt động trong nhóm Tâm Tâm xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn chỉ đạo. Ông được tổ chức cử đi Thượng Hải, Hồng Kông, Nhật Bản để tuyên truyền cổ động các kiều bào ta ở bên ấy. Năm 1924, được tin Toàn quyền Đông Dương Merlin sang Nhật Bản điều đình với Nhật để trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam, trên đường về Merlin cùng đoàn tùy tùng dừng lại Quảng Châu, ở tại khách sạn Victoria phía Bắc thành phố Sa Diện. Ông được tổ chức phân công ám sát Merlin. Ông cải trang đóng giả nhà báo vào khách sạn và ném một quả bom nhỏ ngay giữa bàn tiệc. Bom nổ, một số nhân vật Pháp và ngoại quốc chết, nhưng Merlin chỉ bị thương nhẹ. Ông thoát ra ngoài, bọn cảnh vệ rượt theo đuổi bắn rát, ông nhảy xuống sông Châu Giang, hy sinh ngay trong đêm ấy (18/6/1924), hưởng dương 28 tuổi. Thi hài ông được chôn cất ở chân đồi Bạch Vân, đến tháng 3/1925, Tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân hậu duệ của Hồ Hán Thương chủ trương cải táng đưa di cốt ông vào Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, yên nghỉ bên cạnh 72 liệt sĩ khác của cách mạng Tân Hợi (1911). Tiếng bom Sa Diện tuy không giết được Merlin nhưng đã gây được tiếng vang lớn tác động đến các tổ chức cách mạng trong nước. 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjf959ZYvlTvjv4-Q-BeiXuDErE4fg46LhAaBdqlemp6jFq3kcaBOhVAanjbvYI1vdopx7WuFKnBnaxlfmwZ5Eg7VQ_PoGfs8GDebWHNccJUoXYbMC_vZMKpqY02P48jmKJqz5Tzj809GL6/s320/mo+PHT.jpeg