- Rễ cây dùng làm thuốc?
- Rễ cây râm bụt: Râm bụt mọc ở mọi nơi. Bà con thường trồng làm hàng rào, hoa màu đỏ rất đẹp. Cả cây râm bụt đều có tác dụng làm thuốc. Hoa và lá giã nhỏ, cho thêm ít muối, đắp lên mụn nhọt sẽ tan, còn rễ sặc với một vài vị thuốc sau chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, lợi tiểu và giải độc.Bài thuốc: Rễ râm bụt 25g, rau má 20g, ích mẫu 20g, hương phụ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.Rễ cây gai: Cây gai dễ sống, dễ trồng. Khắp mọi miền ở nước ta nhân dân trồng gai để lấy lá làm bánh, vỏ cây gai làm sợi dệt vải, làm dây buộc. Rễ gai dùng làm thuốc, thu hái quanh năm. Theo tài liệu, rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng tản nhiệt, tán ứ, chữa phụ nữ có thai đau bụng, động thai, rỉ ối nước vàng hoặc đỏ, còn dùng chữa sa dạ con, sa trực tràng, lợi tiểu.Bài thuốc: Rễ gai 8g, cành tía tô 6g, ngải cứu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng độc vị rễ cây gai tươi hoặc khô sắc uống ngày 3 bát con, chia làm 3 lần.Rễ cây dứa: Dứa được trồng để ăn quả, dứa còn là nguyên liệu để chế biến trong ngành công nghiệp. Nhân dân ta dùng rễ cây dứa chữa bệnh đái buốt, đái rắt, sỏi đường tiết niệu.Bài thuốc: Rễ dứa (rễ non tốt hơn già), rửa sạch, phơi hoặc sấy khô dùng dần. Có thể dùng rễ tươi ngày 6-10g sắc uống. Còn bã rễ dứa đắp vào hậu môn chữa bệnh lòi dom.Rễ cây lựu: Cây lựu trồng làm cảnh, quả lựu ăn ngon, mát bổ, lại vừa là cây thuốc chữa bệnh. Rễ lựu sau khi lấy về, phơi hay sấy khô, nên dùng ngay, không nên để quá 1 năm vì không còn tác dụng mà lại gây độc. Rễ cây lựu dùng để điều trị giun sán. Tẩy sán rất đặc hiệu và kết quả cao. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.Bài thuốc: Rễ lựu 40g, đại hoàng 4g, hạt cau 4g. Cho 50ml nước, sắc còn 300ml. Tối hôm trước nhịn ăn, sáng hôm sau uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ. Nằm nghỉ ngơi. Khi đi ngoài thấy thân sán ra là có kết quả, nên ngâm mông vào chậu nước ấm để đầu sán ra hết, nếu để lạnh, đầu sán hay bị đứt.Rễ cỏ tranh: Còn gọi là cỏ gianh. Cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi, nhất là vùng đồi núi. Theo tài liệu Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có thể dùng tươi hoặc khô. Tác dụng lợi tiểu, trị vàng da và các chứng ra máu. Phụ nữ có thai không được dùng.Bài thuốc: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, sa tiền tử 25g, hoa cúc 5g. Nấu với 1 lít nước, để nguội, uống trong ngày.Rễ cỏ xước: Còn có tên là ngưu tất. Mọc hoang nhiều nơi. có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Thu hái quanh năm. Theo y học phương Đông, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình, không độc. Vào hai kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết hành ứ (nếu dùng sống). Bổ can thận, mạnh gân cốt (nếu dùng chín). Chữa các bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó ra. Ngày dùng 8-10g, sắc uống.Bài thuốc: Rễ cỏ xước sao vàng 10g, lá bạc hà 5g, cỏ mần trầu 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.Rễ cây rẻ quạt: Còn có tên là xạ can, vừa là cây cảnh, toàn bộ cây lại dùng làm thuốc. Rễ có tác dụng chữa bệnh. Thu hoạch vào đầu mùa xuân và thu. Theo tài liệu cổ, rẻ quạt có vị đắng, cay, tính hàn, hơi độc. Đi vào hai kinh càn và phế. Có tác dụng thanh tỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Chữa viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản. Rẻ quạt còn có tác dụng chữa đại tiểu tiện không thông, tắc tia sữa và rắn cắn.Bài thuốc: Rễ rẻ quạt 4g, hoành cầm 2g, cam thảo 2g, cát cánh 2g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.Rễ cây sầu riêng: Thường có nhiều ở vùng Nam Bộ. Quả ăn rất thơm, ngon và bổ. Lá và rễ phơi khô dùng chữa bệnh. Công dụng chữa bệnh gan, vàng da và sốt. Ngày dùng 10-16g rễ và lá non, sắc uống ngày 2 lần.Rễ cây bướm bạc: Còn gọi là cây hoa bướm. Cây mọc hoang khắp nơi, nhất là vùng rừng núi. Rễ và hoa đều là thuốc chữa bệnh. Thu hái quanh năm, đem về phơi hay sấy khô dùng dần. Theo tài liệu cổ, cây bướm bạc có vị ngọt, tính mát. Tác dụng giải nhiệt, trị sốt nóng, lợi tiểu, viêm tấy giảm đau xương khớp, chữa tê thấp.Bài thuốc: Rễ cây bướm bạc 30g, lá rẻ quạt 2g, húng chanh 10g, Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Lá cây nào có thể chữa bệnh? Lá cây rất quen thuộc với chúng ta đó chính là là ngải cứu.
- Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu:1. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.2. – Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.3. Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,4. Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.5. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.6. Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.7. Suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
- Hoa cũng là một vị thuốc hữu hiệu nữa đấy các bạn ạ!
Cả Đông và Tây y (cổ truyền và hiện đại) đều coi trọng việc dùng hoa để chữa bệnh. Một số nước như Azerbaidzan, Tadzhikistan... còn xây dựng các bệnh viện hoa. Trong đó, bệnh nhân được điều trị bằng cách vừa thả hồn trong tiếng nhạc vừa tận hưởng hương thơm và sắc màu quyến rũ của các loài hoa.
Tác dụng chữa bệnh của hoa do nhiều yếu tố tạo thành, chẳng hạn như màu sắc, hương thơm, các hoạt chất trong phấn hoa, cánh hoa...Một nghiên cứu ở Mỹ được thực hiện trên hàng nghìn người cho thấy, hương hoa có ảnh hưởng to lớn đối với tâm lý và sức khỏe con người. Theo một thống kê ở Pháp, những công nhân tiếp xúc nhiều năm với mùi hương tự nhiên trong các nhà máy sản xuất nước hoa hầu như không bị bệnh về hô hấp. Ở Nhật, một số nhà tư bản đã cho phun hương hoa hồng và hoa tử lan trong công xưởng để kích thích sự hăng hái của công nhân, nâng cao năng suất lao động.Tại sao hương hoa lại có tác dụng huyền diệu như vậy? Đó là do các chất cồn, xeton và este trong tinh dầu thơm của hoa có tác dụng sát trùng, điều hòa chức năng trung khu thần kinh và hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.Màu sắc của hoa cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị. Hoa màu tím khiến phụ nữ có thai trở nên điềm tĩnh; hoa màu hồng làm bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, hoa màu đỏ sẫm có thể làm tăng huyết áp...Một trong các bộ phận của hoa có tác dụng chữa bệnh là phấn hoa. Thần thoại Hy Lạp có kể: "Thần tiên trên trời không dùng thức ăn bình thường, chỉ ăn phấn hoa". Hơn 2000 năm trước, sách Thần nông bản thảo đã khuyên dùng phấn hoa bồ hoàng làm thuốc bồi bổ cơ thể. Khoa học hiện đại chứng minh, phấn hoa được cấu thành từ gần 100 hợp chất thiên nhiên, rất giàu protein, gluxit, lipid, vitamin, khoáng chất, các loại men và hoóc môn. Do đó, nó có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao. Phấn hoa có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như suy nhược thần kinh hoặc cơ thể, viêm gan, ruột hoặc dạ dày, tiểu đường, bệnh lý mạch máu não, di chứng rối loạn tuần hoàn não, viêm tuyến tiền liệt, hội chứng tiền mãn kinh.Theo y học cổ truyền phương Đông, các loại hoa có tính vị khác nhau, đi vào những kinh lạc khác nhau trong cơ thể, tạo nên các công dụng chữa bệnh đặc thù như:- Sơ phong, tán nhiệt (chữa các bệnh vùng đầu, mặt): các hoa cúc, kim ngân, tân di, mật mông, chi tử, cát căn.- Hóa đàm, chỉ khái (chữa các bệnh đường hô hấp): hoa khoản đông, dương kim, đỗ quyên...- Thanh nhiệt, lý khí (trị bệnh đường tiêu hóa): hoa tuyền phúc, kim ngân, phù dung, biển đậu, thạch lựu, hoè...- Hành huyết, chỉ đới (chuyên chữa bệnh phụ khoa): hoa nguyệt lý, linh lăng, hồng, kê quan, biển đậu...- Lương huyết, giải độc (trị các bệnh da liễu): hoa đào, hạnh, sen, đinh hương, dương kim, kim ngân.- Giải uất, trấn tĩnh (dùng cho các bệnh thần kinh): hoa dương kim, hoàng nguyên, thiên lý, sen...Khi dùng hoa chữa bệnh, cần lưu ý:- Những loại hoa có tính vị đắng lạnh (như chi tử, hòe, nhài) không nên dùng cho những người tỳ vị hư nhược (biểu hiện là sợ lạnh, kém ăn, đau bụng, đại tiện lỏng nát).- Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều.- Các hoa độc (như nguyên hoa, dương kim, thạch lựu, náo dương) chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.- Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng phấn hoa.
- Quả dùng để chữa bệnh có thể bạn chưa biết ?
- 1. Ăn bơ để tránh tóc bị hư tổnQuá trình hấp, uốn hay tóc sẽ lấy đi độ ẩm và độ dầu của tóc, tóc trở nên khô ráp. Trong trái bơ chín có chứa tới 30% dầu thực vật quý giá – axit oleic, chất này có tác dụng đặc biệt đối với mái tóc khô và xơ. Vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm này để giúp tóc khỏe hơn.2. Ăn chuối tốt cho não bộKhi não phải hoạt động quá nhiều sẽ gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất và calo. Ngoài việc não bộ mệt mỏi, nó còn tạo ra cảm giác khiến bạn thường xuyên có tâm lý chán nản. Lúc này hãy ăn chuối, vì trong chuối có chứa rất nhiều kali, có thể giúp xoa dịu tâm lý tiêu cực và bổ sung các dinh dưỡng khác cho não bộ như vitamin A, vitamin C, vitamin K...
Ảnh minh họa3. Ăn đu đủ tăng cường vitamin A cho mắtDán mắt vào màn hình máy tính hoặc tivi quá lâu, mắt tập trung quá mức, làm tiêu hao một lượng lớn vitamin A – chất quan trọng cho cơ quan thụ cảm thị giác, khiến mắt cảm thấy khô, đau, sợ ánh sáng, thậm chí còn khiến thị lực giảm sút. Lúc này bạn cần phải ăn nhiều đu đủ mới có thể cung cấp một lượng lớn vitamin A bị tiêu hao.4. Ăn kiwi phòng chảy máu nướu răngSức khỏe nướu răng có liên quan chặt chẽ với vitamin C. Nướu của những người thiểu vitamin C trở nên rất yếu, thường xuất huyết, sưng, thậm chí còn làm lung lay răng. Hàm lượng vitamin C trong kiwi là phong phú nhất trong các loại hoa quả, do đó là loại quả có lợi nhất cho sức khỏe răng nướu.Ảnh minh họa5. Người có tiền sử bệnh tim mạch nên ăn bưởiCholesterol cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch, đặc biệt những người có tiền sử bệnh tim mạch, càng phải chú ý kiểm soát chỉ số cholesterol trong cơ thể. Bưởi là loại quả có tác dụng trị bệnh được y khoa công nhận, chất pectin tự nhiên trong bưởi có thể hạ thấp cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch.6. Ăn nho để giảm sự suy giảm chức năng của phổiPhổi của những người hút thuốc trong thời gian dài tích tụ rất nhiều độc tố, chức năng bị suy giảm. Các thành phần hiệu quả trong nho có thể cải thiện tỷ lệ chuyển hóa tế bào, giúp thải độc cho các tế bào phổi. Ngoài ra, nho còn có tác dụng long đờm và có thể giảm bớt các triệu chứng xấu như viêm đường hô hấp do hút thuốc gây ra.Ảnh minh họa7. Ăn dứa phòng chống đau cơCăng cơ, đau cơ, viêm mô cơ, lưu thông máu kém, vùng bị thường sưng đau. Thành phần bromelain trong quả dứa có tác dụng tiêu viêm, thúc đẩy tái tạo mô, còn có thể đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn máu, nhanh chóng tiêu sưng, là loại quả cần thiết cho cơ thể lúc này.8. Ngăn ngừa nếp nhăn trên da bằng cách ăn xoàiNếu sự đàn hồi của collagen không đủ rất dễ làm da xuất hiện nếp nhăn. Xoài là loại quả tốt nhất để phòng ngừa nếp nhăn, bởi vì chất beta-carotene và enzyme độc nhất vô nhị phong phú trong xoài có thể kích thích sức sống tế bào, thúc đẩy sự bài tiết chất thải, giúp duy trì sự đàn hồi của collagen, có tác dụng làm chậm lại sự xuất hiện của nếp nhăn.
Ảnh minh họa9. Đề phòng máu thiếu oxy bằng cách ăn quả cherryThường xuyên mệt mỏi có liên quan tới việc hàm lượng sắt trong máu thấp, thiếu oxy và lưu thông máu kém. Ăn cherry có thể bổ sung chất sắt, trong đó hàm lượng vitamin C cũng khá phong phú có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, ngăn chặn cơ thể mất sắt và cải thiện tuần hoàn máu, giúp chống lại mệt mỏi.10. Phòng bệnh tê phù chân tay nhờ ăn camNhững người thiếu vitamin B1 dễ gặp bệnh tê phù. Trong trường hợp này cam là lựa chọn thích hợp, bởi nó giàu vitamin B1, đồng thời giúp chuyển hóa glucose, phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh tê phù chân
- Mười loại côn trùng nguy hiểm nhất?
- Ong
Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật.
Khi bị ong đốt, việc cần làm đầu tiên là khều kim chích khỏi vùng bị đốt bằng vật nhọn như mũi dao, đầu kim... Không dùng tay nặn để lấy kim, vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc thấm sâu hơn vào cơ thể.
Sau đó, rửa sạch vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, rồi đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá vào vùng bị sưng trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau (không đắp trực tiếp lên chỗ ong đốt).
Kiến lửa
Vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc..., phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
Khi bị kiến lửa đốt nên làm dịu vết cắn với xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Sâu róm
Khi bị kiến lửa đốt nên làm dịu vết cắn với xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Sâu róm
Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải.
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Khi bị sâu róm bám vào da cần cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau.
Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
Bọ chét, rận, ve chó
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Khi bị sâu róm bám vào da cần cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau.
Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
Bọ chét, rận, ve chó
Có kích thước rất nhỏ, các loài côn trùng này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu.
Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn.
Nhện
Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn.
Nhện
Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không quá nguy hiểm.
Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Bọ cạp
Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Bọ cạp
Bọ cạp không phải côn trùng mà là loài động vật thuộc lớp hình nhện. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu.
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Rết
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Rết
Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt.
Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Muỗi
Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Muỗi
Có lẽ, chẳng có ai trên đời này lại chưa từng bị muỗi đốt. Tưởng như vô hại, nhưng muỗi đốt cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt.
Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Những kí sinh trùng này sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong.
Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng.
Ruồi trâu
Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Những kí sinh trùng này sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong.
Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng.
Ruồi trâu
Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và và hút máu gia súc. Chúng cũng không tha cho cả con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Khi bị ruồi trâu đốt, cách xử trí cũng như vết đốt của các loài khác là rửa bằng xà phòng và chườm đá.
Bọ xít
Khi bị ruồi trâu đốt, cách xử trí cũng như vết đốt của các loài khác là rửa bằng xà phòng và chườm đá.
Bọ xít
Ở Việt Nam, việc phát hiện ra loài bọ xít hút máu người đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga.
Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga.
Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
- Tạo sao lại có các mùa trong năm, vì sao 4 mùa trong năm lại không dài bằng nhau?
Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.
Ảnh minh họaMùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (23/1) đến Hạ chí (21/6) tức là khoảng 92 ngày 19 giờ. Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân (23/9) dài khoảng 93 ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới Đông chí (22/12) dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đông từ Đông chí tới Xuân phân chỉ dài có 89 ngày.Như vậy mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng. Vấn đề ngắn dài này hoàn toàn liên quan đến khoảng cách giữa trái đất với mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay gần.Ta biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục, mà mặt trời không phải là tâm điểm của hình bầu dục đó, mà chỉ là một tiêu điểm trong hình bầu dục thôi. Như vậy, khi trái đất quay trên quỹ đạo, sẽ có lúc nó gần mặt trời hơn, có lúc cách xa hơn.Mùa hạ, khi trái đất ở xa mặt trời nhất, sức hút của mặt trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất quay chậm nhất, và thời gian của mùa hè dài nhất trong một năm.Ngược lại, mùa đông, khi trái đất ở gần mặt trời nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó trái đất quay nhanh hơn lúc nào hết, và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Tương tự như vậy có thể xét cho mùa xuân và mùa thu, là hai mùa trung gian.Nguồn tin: Theo Nông Nghiệp Việt Nam